Tác hại của rượu bia được hiểu như thế nào? Có được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông không?

Rượu bia là gì, tác hại của rượu bia được hiểu như thế nào? Có được quảng cáo rượu, bia trên phương tiện giao thông không? Những địa điểm nào không cho phép uống rượu bia?

Rượu bia là gì, tác hại của rượu bia được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định rượu bia là gì, tác hại của rượu bia được hiểu như như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp

Như vậy, rượu bia và tác hại của rượu bia được quy định như sau:

- Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

- Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

- Tác hại của rượu bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

Tác hại của rượu bia được hiểu như thế nào? Có được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông không? (Hình từ Internet)

Có được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:

Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
...
3. Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:
a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Phương tiện giao thông;
c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
6. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
...

Như vậy, theo quy đinh trên thi không được thực hiện quảng cáo rượu bia trên các phương tiện giao thông

Những địa điểm nào không cho phép uống rượu bia?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy đinh như sau:

Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Địa điểm công cộng không được uống rượu, bia
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt.
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Như vậy, những địa điểm sau đây sẽ không được phép uống rượu bia:

- Cơ sở y tế.

- Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

- Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

- Cơ sở bảo trợ xã hội.

- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

- Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

- Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định 24/2020/NĐ-CP có hiệu lực.

- Nhà chờ xe buýt.

- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Phương tiện giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp/đổi/cấp lại giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định năm sản xuất của xe 2024? Cấp chứng nhận đăng ký xe trong vòng mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện theo Nghị định 119?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện được gắn tối đa mấy thẻ đầu cuối tại một thời điểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Gương chiếu hậu của xe mô tô 2 bánh có tác dụng gì? Quy định về kích thước gương chiếu hậu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh sơn màu vàng đậm?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp xe quá khổ, quá tải trọng được cấp giấy phép lưu hành trên đường bộ từ 01/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện giao thông
Nguyễn Tuấn Kiệt
304 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào