Doanh nghiệp chế xuất có thể dùng hàng sản xuất xuất khẩu để tiêu dùng nội bộ không?
Doanh nghiệp chế xuất có thể dùng hàng sản xuất xuất khẩu để tiêu dùng nội bộ không?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa như sau:
Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.
1. Nguyên tắc thực hiện
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
....
Mặt khác, theo Công văn 1040/TCHQ-GSQL năm 2019 hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 24/4/2018 của Bộ Tài chính thì “Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế: Người nhận chuyển nhượng phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế...”
Theo đó, việc sản phẩm xuất khẩu được Công ty TNHH máy văn phòng Kyocera (là DNCX) chuyển tiêu dùng nội bộ tại chính Công ty nêu tại công văn số 575/HQHP-GSQL căn cứ quy định nêu trên để thực hiện. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng hướng dẫn Công ty thực hiện kê khai mã loại hình A42 - chuyển tiêu thụ nội địa khác trên tờ khai thay đổi mục đích sử dụng.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Thông qua quy định trên, doanh nghiệp chế xuất có thể dùng hàng sản xuất xuất khẩu để tiêu dùng nội bộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Việc chuyển hàng sản xuất khẩu để tiêu dùng nội bộ thì hàng hóa đó không phải chịu thuế, nộp thuế xuất khẩu và cũng không phải xuất hóa đơn. Tuy nhiên, công ty phải kê khai tờ khai hải quan mới với mã loại hình A42 - chuyển tiêu thụ nội địa khác trên tờ khai thay đổi mục đích sử dụng.
- Chỉ được thực hiện chuyển hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang tiêu dùng nội bộ sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới.
Doanh nghiệp chế xuất có thể dùng hàng sản xuất xuất khẩu để tiêu dùng nội bộ không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa nào bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Ai có thẩm quyền cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu?
Theo Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về CFS đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:
a) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
b) Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
....
Như vậy, Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền CFS đối với hàng hóa xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
- Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?