Những người cùng dòng máu về trực hệ có được kết hôn với nhau không?

Người cùng dòng máu về trực hệ là gì? Những người cùng dòng máu về trực hệ có được kết hôn với nhau không? Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ bị xử phạt như thế nào?

Người cùng dòng máu về trực hệ là gì?

Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh về những người cùng dòng máu về trực hệ như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
...

Như vậy, người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Cụ thể như sau:

- Ông bà sinh ra cha mẹ thì ông bà và cha mẹ người thân trực hệ.

- Cha mẹ sinh ra con thì cha mẹ và con là người thân trực hệ và ông bà cũng có cùng dòng máu trực hệ với con.

Người cùng dòng máu về trực hệ là gì? Những người cùng dòng máu về trực hệ có được kết hôn với nhau không? (Hình từ Internet)

Những người cùng dòng máu về trực hệ có được kết hôn với nhau không?

Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Như vậy, pháp luật cấm thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Do đó, hành vi kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy đinh về kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ bị xử phạt như sau:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền kể trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện.

Đăng ký kết hôn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký kết hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chồng sẽ bị xử phạt như thế nào khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Những người cùng dòng máu về trực hệ có được kết hôn với nhau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hai vợ chồng ở khác tỉnh có đăng ký kết hôn ở đâu? Thủ tục đăng ký kết hôn đúng pháp luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn theo Thông tư 04 mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là mẹ đơn thân? Mẫu đơn xin làm mẹ đơn thân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ hoặc chồng là người nước ngoài có được đứng tên chung cư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được đăng ký kết hôn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy đăng ký kết hôn bị hủy do cấp sai thẩm quyền có bắt buộc phải đăng ký kết hôn lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký kết hôn
Nguyễn Tuấn Kiệt
76 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đăng ký kết hôn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào