Hàng xóm có được chặn lối đi chung không? Có cần phải hòa giải tranh chấp lối đi chung tại UBND xã trước khi khởi kiện không?

Lối đi chung được hiểu như thế nào? Hàng xóm có được chặn lối đi chung không? Có cần phải hòa giải tranh chấp lối đi chung tại UBND xã trước khi khởi kiện không?

Lối đi chung được hiểu như thế nào?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩ cụ thể về lối đi chung. nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, lối đi chung là một phần diện tích đất chung được sử dụng bởi nhiều hộ gia đình hoặc cá nhân để ra đường công cộng và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

- Lối đi chung được mở từ đất sử dụng làm đường thuộc quyền quản lý của Nhà nước

- Lối đi chung được hình thành từ lối mòn mà người dân thường xuyên đi lại.

- Lối đi chung được tạo từ một phần đất của chủ sở hữu trích ra để đáp ứng việc đi lại công cộng.

- Lối đi chung được các bên thỏa thuận đối với việc chủ động sản có bất động sản bị bao vây và thỏa thuận với chủ sở hữu khác của bất động sản bao vây về việc mở lối đi chung ra đường công cộng theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sư 2015.

Hàng xóm có được chặn lối đi chung không? Giải quyết tranh chấp lối đi chung với hàng xóm như thế nào?

Hàng xóm có được chặn lối đi chung không? Giải quyết tranh chấp lối đi chung với hàng xóm như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng xóm có được chặn lối đi ra đường công cộng không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi chung như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...

Như vậy, hàng xóm chặn lối đi ra đường công cộng khiến cho hộ gia đình không có lối đi nào khác thuận tiện và hợp lý nhất để ra đường công cộng là hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu hàng xóm vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ hoặc hủy bỏ việc ngăn chặn để có lối đi ra đường công cộng.

Có cần phải hòa giải tranh chấp lối đi chung tại UBND xã trước khi khởi kiện không?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trả lại đơn khởi kiện như sau:

Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
...
b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật như sau:

Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012, khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Theo đó, tranh chấp mở lối đi chung là tranh chấp liên quan đến đất đai nên không bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã rồi mới được khởi kiện.

Lối đi chung
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lối đi chung
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng xóm có được chặn lối đi chung không? Có cần phải hòa giải tranh chấp lối đi chung tại UBND xã trước khi khởi kiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản thỏa thuận về lối đi chung có phải chứng thực hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lối đi chung
Lê Nguyễn Minh Thy
1,017 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào