Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật? Ai có thẩm quyền ban hành Bộ luật?
Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật?
Tính tới năm 2024, Việt Nam có 20 Bộ luật còn hiệu lực và Bộ luật hết hiệu lực, trong đó:
Có 06 Bộ luật còn hiệu lực bao gồm:
(2) Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
(4) Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
(6) Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
Có 14 Bộ luật hết hiệu lực bao gồm:
(4) Bộ luật Hình sự sửa đổi 2009
(5) Bộ luật Lao động sửa đổi 2007
(6) Bộ luật Lao động sửa đổi 2006
(7) Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi 2011
(9) Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
(10) Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
(11) Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
(13) Bộ luật Hình sự 1985
(14) Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988
Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật? Ai có thẩm quyền ban hành Bộ luật? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ban hành Bộ luật?
Tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định về thẩm quyền ban hành Bộ luật như sau:
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
....
Như vậy, Quốc hội là người có thẩm quyền ban hành Bộ luật.
Ngoài thẩm quyền ban hành Bộ luật thì Quốc hội còn ban hành Luật và Nghị quyết.
Mục đích của việc ban hành Luật của Quốc hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định Quốc hội ban hành luật để quy định:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
- Quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Chính sách cơ bản về đối ngoại;
- Trưng cầu ý dân;
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ai có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Tại Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức như sau:
Điều 32. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, người có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
- Chủ tịch nước
- Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Hội đồng dân tộc
- Ủy ban của Quốc hội
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Kiểm toán nhà nước
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?