Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ những nguồn nào?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm các phương thức nào?
- Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ những nguồn nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Điều 3. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có), gồm:
...
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có).
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường.
- Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ.
- Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ.
- Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao.
- Trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Trạm thu phí đường bộ.
- Bến xe.
- Bãi đỗ xe.
- Nhà hạt quản lý đường bộ.
- Trạm dừng nghỉ.
- Kho bảo quản vật tư dự phòng.
- Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông.
- Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ.
- Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành giao thông đường bộ.
- Các công trình, thiết bị khác của đường bộ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm các phương thức nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ những nguồn nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ các nguồn sau:
- Phí sử dụng đường bộ và các khoản phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tiền thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tiền thu từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Dịch vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ phát triển cộng đồng như thế nào?
- Bảng lương của kiểm soát viên chính đê điều hiện nay là bao nhiêu?
- Dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
- 2 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 2 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?