Điều kiện đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?

Điều kiện đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì? Phù hiệu của xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định có thời hạn bao lâu?

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?

Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).
4. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
...

Như vậy, kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định như thế nào?

Điều kiện đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?

Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT quy định về quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:

Điều 20. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Được niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.
4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
6. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
7. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).

Như vậy, xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định phải tuân thủ các quy định sau:

- Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

+ Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;

+ Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

- Được niêm yết thông tin theo quy định, cụ thể:

+ Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.

+ Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BGTVT;

+ Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BGTVT, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.

- Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.

- Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

- Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm:

+ Quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có);

+ Hướng dẫn sắp xếp hành lý;

+ Bảng cấm hút thuốc lá trên xe;

+ Hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có);

+ Hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

- Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).

Phù hiệu của xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định có thời hạn bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì thời hạn có giá trị của phù hiệu như sau:

- Có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;

- Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà xe có quyền từ chối chở khách không? Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách vi phạm lỗi kích thước khoang chở hành lý không đúng quy định là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng xe trung chuyển hành khách phải tuân thủ các quy định gì? Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đối với xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe vận tải hành khách tuyến cố định phải niêm yết trên xe những thông tin gì? Có những quy định nào đối với xe vận tải hành khách tuyến cố định?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện kinh doanh xe công nghệ bằng phương tiện ô tô là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hóa bằng container từ 01/8/2023 đến 25/10/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khách hàng hủy vé xe khách trước khi xe khởi hành có được hoàn lại 100% tiền vé không?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm có những hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
944 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào