Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn thì phải giải quyết như thế nào?
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn thì phải giải quyết như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh trốn
Khi có người bị bắt buộc chữa bệnh trốn, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người bị bắt buộc chữa bệnh biết để phối hợp truy tìm; đồng thời, phải chủ trì tổ chức ngay các biện pháp để truy tìm như đối với người bị bệnh tâm thần khác và báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần biết để cùng phối hợp truy tìm.
Như vậy, trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh trốn thì giải quyết như sau:
Bước 1: Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho các cơ quan sau:
- Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Gia đình của người bị bắt buộc chữa bệnh biết để phối hợp truy tìm;
Bước 2: Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải chủ trì tổ chức ngay các biện pháp để truy tìm như đối với người bị bệnh tâm thần khác và báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần biết để cùng phối hợp truy tìm.
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn thì phải giải quyết như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 64/2011/NĐ-CP thì trường hợp người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết được xử lý như sau:
- Thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải thực hiện các công việc sau:
+ Báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần đóng đến thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định nguyên nhân chết;
+ Thông báo cho thân nhân người chết, thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và Viện Kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Làm thủ tục khai tử với chính quyền cơ sở;
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết là người nước ngoài, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch.
- Tổ chức việc mai táng:
Sau khi được cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần đóng đồng ý, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần tổ chức việc mai táng theo quy định chung. Sau khi tổ chức việc mai táng, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải gửi thông báo cho Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đã ra quyết định bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh đề nghị cho nhận tử thi về mai táng và cam kết tự chịu chi phí, chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường thì cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần lập biên bản bàn giao tử thi cho họ.
Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần là các tổ chức nào?
Tại Điều 14 Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định về tổ chức cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh là các tổ chức sau:
Điều 14. Tổ chức cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường tín, Hà Nội) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực phía Bắc; Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Nam.
2. Số lượng giường bệnh tại các cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần quy định tại Khoản 1 Điều này do Bộ Y tế quy định.
Như vậy, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần là các tổ chức sau:
- Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường tín, Hà Nội);
- Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng);
- Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam;
- Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?