Pháp nhân phi thương mại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp nhân phi thương mại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Tại Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về nguyên tắc xử lý như sau:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý
...
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Theo đó, hiện nay chỉ có người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, pháp nhân phi thương mại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
Pháp nhân phi thương mại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Hình từ Internet)
Pháp nhân phi thương mại gồm những cơ quan nào?
Tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:
Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, pháp nhân phi thương mại sẽ bao gồm:
- Cơ quan nhà nước,
- Đơn vị vũ trang nhân dân,
- Tổ chức chính trị,
- Tổ chức chính trị - xã hội,
- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
- Tổ chức xã hội,
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
- Quỹ xã hội,
- Quỹ từ thiện,
- Doanh nghiệp xã hội
- Các tổ chức phi thương mại khác.
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi nào?
Tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhân như sau:
Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?