Tổ chức có trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi tổ chức thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mình sản xuất ra không?

Tổ chức có trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi tổ chức thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mình sản xuất ra không?

Tổ chức có trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi tổ chức thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mình sản xuất ra không?

Theo căn cứ tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:

Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

Như vậy, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Chỉ khi Nhà nước cho phép tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì tổ chức đó mới được thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, tổ chức không trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.

Tổ chức có trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi tổ chức thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mình sản xuất ra không?

Tổ chức có trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi tổ chức thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mình sản xuất ra không? (Hình từ Internet)

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện gì?

Theo căn cứ tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như sau:

Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
2. Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Cụ thể, về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Điều 81. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Bên cạnh đó, điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Điều 82. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Như vậy, một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để được đăng ký bảo hộ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện nêu trên về điều kiều kiện địa lý; danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực trong bao lâu?

Theo khoản 7 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp

Như vậy, văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chỉ dẫn địa lý
486 lượt xem
Chỉ dẫn địa lý
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chỉ dẫn địa lý
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức có trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý khi tổ chức thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mình sản xuất ra không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm, giải thích chỉ dẫn địa lý
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là chỉ dẫn địa lý
Hỏi đáp pháp luật
Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý?
Hỏi đáp pháp luật
Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ dẫn địa lý có được chuyển nhượng, chuyển giao không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chỉ dẫn địa lý có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào