Yêu cầu ngăn cháy đối với chợ và trung tâm thương mại theo TCVN 6161:1996 như thế nào?

Có mấy loại chợ được phân loại theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh? Yêu cầu ngăn cháy đối với chợ và trung tâm thương mại theo TCVN 6161:1996 như thế nào?

Có mấy loại chợ được phân loại theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6161:1996 có quy định về phân loại chợ như sau:

4. Phân loại chợ
4.1. Phân loại theo kiến trúc xây dựng :
a) Chợ kiên cố là chợ cố định được thiết kế và xây dựng với bậc chịu lửa I và II;
b) Chợ bán kiên cố là chợ cố định mà nhà, quầy hàng và các công trình khác trong chợ được thiết kế và xây dựng với bậc chịu lửa III.
c) Chợ tạm là chợ không ổn định mà lều, quán trong chợ được xây dựng với bậc chịu lửa IV, V
....
4.2. Phân loại theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh :
a) Chợ loại l là chợ có trên 500 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng trên 2000m2;
b) Chợ loại 2 là chợ có từ 300 đến 500 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1200m2 đến 2000m2;
c) Chợ loại 3 là chợ có dưới 300 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng dưới 1200m2.

Như vậy, có 03 loại chợ được phân loại theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh gồm:

- Chợ loại 1 là chợ có trên 500 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng trên 2000m2;

- Chợ loại 2 là chợ có từ 300 đến 500 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1200m2 đến 2000m2;

- Chợ loại 3 là chợ có dưới 300 hộ buôn bán có đăng kí kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng dưới 1200m2.

Yêu cầu ngăn cháy đối với chợ và trung tâm thương mại theo TCVN 6161:1996 như thế nào?

Yêu cầu ngăn cháy đối với chợ và trung tâm thương mại theo TCVN 6161:1996 như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu ngăn cháy đối với chợ và trung tâm thương mại theo TCVN 6161:1996 như thế nào?

Tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6161:1996 có quy định về yêu cầu ngăn cháy đối với chợ và trung tâm thương mại như sau:

- Khi thiết kế chợ và trung tâm thương mại, phải tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy, vật hệu và giới hạn chịu lửa của từng cấu kiện theo TCVN 2622 : 1995.

- Số tầng của ngôi nhà, diện tích lớn nhất giữa hai tầng ngăn cháy của chợ và trung tâm thương mại phụ thuộc vào bậc chịu lửa, được quy định trong bảng sau:

- Tường ngăn cháy phải được xây từ móng hay dầm móng cắt qua các kết cấu khác đến hết chiều cao chợ và trung tâm thương mại nếu mái nhà làm bằng vật liệu không cháy, cao hơn mái 0,6 m nếu mái làm bằng vật liệu khó cháy hoặc dễ cháy. Trường hợp tường ngăn cháy ngăn dọc theo nhà, đều phải cao hơn mái 0,6 m dù mái làm bằng bất kì vật liệu gì. Tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 150 phút.

- Trong các chợ và trung tâm thương mại có bậc chịu lửa 3, 4, 5, khoảng ngăn cháy phải có chiều rộng nhỏ nhất 6m và chia mái tường thành khu vực riêng biệt.

Phần tường hồi của khoảng ngăn cháy phải nhô lên khỏi mái nhỏ nhất 0,6m. Trong khoảng ngăn cháy, các loại tường phải kín, cột phải có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 150 phút. Các kết cấu bao che khoảng ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 60 phút, cửa phải có giới hạn chiu lửa nhỏ nhất 45 phút.

- Phải thiết kế kho riêng biệt và có tường ngăn bằng vật liệu không cháy, giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 45 phút để bảo quản hàng, nguyên vật liệu dễ bắt cháy.

- Cửa kho, cửa phòng bảo quản hàng phải thiết kế cửa hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,3 m và chiều cao không thấp hơn 2,3 m bằng vật liệu. không cháy có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 45 phút.

- Các đường ống kĩ thuật, (cấp thoát nước, vệ sinh...) của chợ và trung tâm thương mại có bậc chịu lửa 1, 2 phải làm bằng vật liệu không cháy.

- Kết cấu nền chợ và trung tâm thương mại không được rỗng. Không cho phép làm bằng bê tông atphan. Nền buồng tắm, khu vệ sinh phải thấp hơn nền buồng kề liền nhỏ nhất là 2 cm.

- Khi thiết kế các bộ phận ngăn cháy khác cho chợ và trung tâm thương mại, phải tuân theo các quy định của TCVN 2622 : 1995.

Lối thoát nạn trong chợ và trung tâm thương mại phải đáp ứng tiêu chuẩn gì theo TCVN 6161:1996?

Tại Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6161:1996 có quy định về tiêu chuẩn lối thoát nạn trong chợ và trung tâm thương mại như sau:

- Chợ và trung tâm thương mại phải bảo đảm lối thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.

Số lượng lối thoát nạn không được ít hơn 2 và phải bố trí phân tán.

- Khoảng cách từ cửa đi xa nhất của bất kì gian, phòng nào (trừ phòng vệ sinh, tắm, kho) đến lối thoát nạn gần nhất, được quy định trong bảng sau:

- Số người có trong khu vực kinh doanh tính theo định mức là 1,35 m2 sàn/ 01 người.

Tổng chiều rộng lối đi, đường thoát nạn được tính cho cả cầu thang chính, thang trong buồng thang và thang ngoài trời.

Chiều rộng tổng cộng cửa thoát ra ngoài hay vế thang hoặc cửa, lối đi trên đường thoát nạn được tính theo số người ở tầng đông nhất (không kể tầng 1) và được quy định :

+ Tầng 2 : 1 mét/ 125 người ;

+ Tầng 3 trở lên : 1 mét/ 100 người.

- Thang cứu nạn từ khu vực kinh doanh ra ngoài không được thông với tầng hầm.

- Chiều rộng vế thang chuyên dùng không nhỏ hơn 1,15 m, độ nghiêng của thang 1l : 2

- Chiều rộng lối đi, hành lang, cửa đi, vế thang trên đường thoát nạn được quy định trong bảng sau:

- Không cho phép dùng thang xoáy ốc và thang hình dẻ quạt làm lối thoát nạn.

- Không cho phép thiết kế cửa đẩy, cửa quay trên đường thoát nạn, cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà hoặc theo hướng thoát nạn và có thiết bị tự động đóng.

- Chiều cao của cửa đi, lối đi trên đường thoát nạn phải đảm bảo không nhỏ hơn 2 m,đối với tầng hầm, tầng chân tường không nhỏ hơn 1,9 m, đối với tầng hầm mái không nhỏ hơn 1,5 m.

- Chiều cao tầng nhà của chợ và trung tâm thương mại không thấp hơn 3,3m; nếu khu kinh doanh có tổng diện tích gian hàng bằng hoặc lớn hơn 300 m2, chiều cao tầng không thấp hơn 4,2 m.

Chiều cao tầng hầm và gác lửng chợ, trung tâm thương mại không nhỏ hơn 2,7m, chiều cao tối thiểu từ sàn đến mức dưới của cấu kiện lồi không nhỏ hơn 2,4 m.

- Cho phép sử dụng thang chữa cháy bên ngoài thay cho lối thoát nạn thứ hai. Thang chữa cháy bên ngoài dùng để thoát người phải có chiều rộng ít nhất 0,7m, độ dốc lớn nhất 60o so với mặt ngang và thang phải có tay vịn cao 0,8 m.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào