Phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo pháp luật hình sự?

Phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo pháp luật hình sự? Người phạm tội buôn lậu bị phạt bao nhiêu năm tù?

Phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo pháp luật hình sự?

Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là xâm phạm đến trật tự quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhà nước.

Đối tượng tác động của cả hai tội phạm này bao gồm cả hàng hóa được phép lưu thông và hàng hóa cấm lưu thông, tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý và các vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa.

Địa điểm phạm tội của cả hai tội phạm này đều là ở biên giới quốc gia, bao gồm cả biên giới trên bộ, trên không và trên biển.

Tuy nhiên, tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có những điểm khác nhau như sau:


Tội buôn lậu

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Khách quan

Buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

(Quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 38 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.

(Quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 39 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Chủ quan

Mặt chủ quan tội buôn lậu là hành vi phạm tội được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hành vi buôn bán được thực hiện nhằm mục đích kiếm lời vì động cơ vụ lợi.

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Hình phạt

Người phạm tội buôn lậu bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 38 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 39 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Mục đích phạm tội

Mục đích kiếm lời

Không nhằm mục đích kiếm lời, mà có thể là vận chuyển thuê để lấy tiền công, giúp đỡ người khác, vận chuyển cho bản thân để sử dụng,...

Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đều là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tuy nhiên có những điểm khác biệt cơ bản về mục đích phạm tội, mức độ phạt...

Phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo pháp luật hình sự?

Phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo pháp luật hình sự? (Hình từ Internet)

Người phạm tội buôn lậu bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 38 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội buôn lậu:

Điều 188. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
...

Như vậy, người nào có hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội buôn lậu:

[1] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu

[2] Phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội đầu cơ (Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội trốn thuế (Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015)

[3] Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Người phạm tội buôn lậu bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội buôn lâu thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một

Người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 39 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới:

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
...

Như vậy, người nào có hành vi vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới:

[1] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

[2] Phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

- Tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội đầu cơ (Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội trốn thuế (Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015)

[3] Vật phạm pháp là di vật, cổ vật

Người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào