Hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 gồm những loại nào? Khi thực hiện vận chuyển có yêu cầu giấy phép vận chuyển hàng hóa không?
Hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 gồm những loại nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định phân loại hàng hóa nguy hiểm:
Điều 4. Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
a) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
...
Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Theo quy định trên, hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 gồm những loại sau:
- Nhóm 6.1: Chất độc
- Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh
Hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 gồm những loại nào? Khi thực hiện vận chuyển có yêu cầu giấy phép vận chuyển hàng hóa không? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 có yêu cầu giấy phép vận chuyển hàng hóa không?
Căn cứ khoản 8, khoản 9 Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
Điều 17. Thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
...
8. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
d) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.
9. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định tại khoản 8 Điều này phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.
Như vậy, hàng hóa nguy hiểm nhóm 6 khi thực hiện vận chuyển thì không cần giấy phép vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, khi vận chuyển phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy trong quá trình vận chuyển.
Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm:
Điều 8. Huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
...
3. Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải phù hợp với vị trí, trách nhiệm của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của các loại hàng hóa nguy hiểm. Tài liệu huấn luyện do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
b) Nội dung huấn luyện gồm: Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn; các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm; các quy trình ứng phó sự cố: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
...
Như vậy, nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm những nội dung sau:
- Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn
- Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm
- Quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc
- Quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm
- Các quy trình ứng phó sự cố:
+ Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm
+ Sơ cứu người bị nạn trong sự cố
+ Sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố
+ Quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố
+ Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường
+ Thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ
+ Khắc phục môi trường sau sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?