Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng?

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng? Mẫu thông báo tiền thuế nợ mới nhất năm 2024?

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:

Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
...

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định các trường hợp bị cưỡng chế:

Điều 2. Các trường hợp bị cưỡng chế
1. Đối với người nộp thuế
a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
c) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).
...

Theo quy định trên, người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày tính từ ngày hết hạn nộp theo quy định sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Như vậy, người nộp thuế nợ thuế quá 90 ngày thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng.

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng?

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng? (Hình từ Internet)

Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng?

Căn cứ tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 2 Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế:

II. QUY TRÌNH CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TỪNG BIỆN PHÁP
1. CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN, YÊU CẦU PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NNT MỞ TẠI KBNN, NHTM, TCTD KHÁC
1.1. Lập danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế
a) Cơ sở để lập danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế:
- NNT có tiền thuế nợ quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định mà cơ quan thuế chưa thực hiện cưỡng chế.
- NNT có khoản nợ được gia hạn nhưng còn dưới 30 ngày thì hết thời gian gia hạn.
- Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế quá thời hạn quy định 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế nợ của cơ quan thuế mà người nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh chưa nộp đủ vào NSNN.
- NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt.
Bộ phận chủ trì tham mưu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm cung cấp các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho bộ phận CCNT ngay trong ngày ban hành quyết định (có thể cung cấp bản giấy hoặc bản điện tử).
- NNT đang bị cơ quan thuế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau đây: Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ; Hoặc NNT đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.
- NNT có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
...

Như vậy, quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế

Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế

Các thông tin cần thu thập, xác minh bao gồm:

- Các tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng khác: nơi mở, số tài khoản

- Số dư trong tài khoản, thông tin khác có liên quan đến tài khoản và giao dịch qua tài khoản (nếu cần thiết).

Bước 3: Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế

Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế

Thủ trưởng cơ quan thuế ký và ban hành quyết định cưỡng chế đảm bảo đúng thời điểm theo quy định:

- Sau ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp dần tiền thuế nợ

- Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế

- Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế)

- Ngay trong ngày nhận được đầy đủ thông tin, tài liệu về việc người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn

- Ngay sau ngày có thông tin, điều kiện để thực hiện đồng thời biện pháp cưỡng chế này.

Bước 5: Gửi và công khai quyết định cưỡng chế

Quyết định cưỡng chế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước được gửi cho các đối tượng sau ngay trong ngày ban hành quyết định:

- Người nộp thuế bị cưỡng chế

- Kho bạc nhà nước

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi người cưỡng chế bị cưỡng chế mở tài khoản

Bước 6: Tổ chức thực hiện

Mẫu thông báo tiền thuế nợ mới nhất năm 2024?

Căn cứ Mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định mẫu thông báo tiền thuế nợ như sau:

Tải về mẫu thông báo tiền thuế nợ mới nhất năm 2024

Tại đây

Tài khoản ngân hàng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài khoản ngân hàng
Hỏi đáp Pháp luật
Mất căn cước có làm tài khoản ngân hàng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ thanh toán nào qua và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải có tên tiếng Anh khi hộ kinh doanh mở tài khoản ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ tháng 01/2025, tài khoản ngân hàng chưa xác thực sẽ không thể giao dịch online?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Internet banking là gì? Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản Internet Banking?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn liên kết tài khoản ngân hàng qua ứng dụng Etax Mobile để nộp thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam ở nước ngoài có được mở tài khoản thanh toán trong nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào tài khoản ngân hàng không còn bị phong tỏa? Có được ủy quyền cho người khác nộp, rút tiền mặt đối tài khoản ngân hàng của mình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài khoản ngân hàng
Phan Vũ Hiền Mai
4,767 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào