Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu số 01 được ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?

Tải về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất tại đây: tại đây

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất? (Hình từ Internet)

Giấy phép thăm dò nước dưới đất có các nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP thì nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:

- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;

- Mục đích thăm dò nước dưới đất;

- Quy mô thăm dò nước dưới đất;

- Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;

- Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;

- Thời hạn của giấy phép;

- Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.

Giấy phép thăm dò nước dưới đất bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
c) Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;
d) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
đ) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá 3 tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
...

Như vậy, giấy phép thăm dò nước dưới đất bị đình chỉ trong các trường hợp sau:

- Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;

- Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;

- Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;

- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.

Giấy phép thăm dò nước dưới đất bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 54/2024/NĐ-CP thì Giấy phép thăm dò nước dưới đất bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;

- Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;

- Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoặc vi phạm nhiều lần quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 54/2024/NĐ-CP;

- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;

- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Giấy phép thăm dò nước dưới đất bị tạm dừng hiệu lực trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 54/2024/NĐ-CP thì tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất trong các trường hợp sau:

- Trường hợp chủ giấy phép đề nghị tạm dừng hiệu lực giấy phép. Theo đó, việc tạm dừng chỉ được xem xét khi thời gian đề nghị tạm dừng tối thiểu 30 ngày liên tục và chỉ được xem xét tạm dừng tối đa 2 lần trong thời gian hiệu lực của giấy phép đã được cấp.

Hồ sơ đề nghị tạm dừng hiệu lực giấy phép phải nộp trước thời điểm đề nghị tạm dừng thăm dò ít nhất 15 ngày;

- Trường hợp cơ quan cấp phép tạm dừng giấy phép. Theo đó, cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nhất 15 ngày.

Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài nguyên nước
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất theo Thông tư 05?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ kiểm tra đột xuất tài nguyên nước nếu có phản ánh từ truyền thông từ ngày 01/07/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 53 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước áp dụng từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu là gì? Căn cứ vào đâu để xác định dòng chảy tối thiểu?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Tài nguyên nước mới nhất 2024 là luật nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài nguyên nước
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài nguyên nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào