Hồ sơ quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những gì?
Hồ sơ quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những gì?
Cũng theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì hồ sơ quy hoạch bao gồm:
Điều 13. Lập quy hoạch
[...]
2. Hồ sơ quy hoạch bao gồm:
a) Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
b) Báo cáo tóm tắt;
c) Dự thảo tờ trình phê duyệt quy hoạch;
d) Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;
đ) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch; tỷ lệ bản đồ đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
e) Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
h) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
Như vậy, hồ sơ quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm:
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
- Báo cáo tóm tắt;
- Dự thảo tờ trình phê duyệt quy hoạch;
- Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;
- Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch; tỷ lệ bản đồ đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 53/2024/NĐ-CP;
- Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
Lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Lấy ý kiến về quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì nội dung lấy ý kiến về quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến đối với hồ sơ quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 53/2024/NĐ-CP trước khi tổ chức thẩm định quy hoạch. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch, gồm:
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch;
+ Tổ chức lưu vực sông (nếu có);
+ Đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, ngoài việc lấy ý kiến các đối tượng theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 53/2024/NĐ-CP còn phải lấy ý kiến của cơ quan thẩm định đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và một số tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước quy mô lớn gồm:
Các hồ chứa, công trình tích trữ nước, phát triển nguồn nước có khả năng điều tiết năm, nhiều năm; công trình điều tiết, khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh hoặc có tác động lớn đến nguồn nước.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 53/2024/NĐ-CP có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.
- Hồ sơ quy hoạch phải được đăng tải trong thời gian ít nhất 30 ngày trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật) để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định quy hoạch và gửi Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm ai?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước;
- Các thành viên khác của Hội đồng bao gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định;
Đại diện tổ chức lưu vực sông liên quan (nếu có); đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch, chuyên gia về tài nguyên nước, các cơ quan, đơn vị khác có liên quan do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
Thành phần Hội đồng có ít nhất 02 thành viên là ủy viên phản biện, riêng đối với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có thêm ít nhất 01 ủy viên phản biện là đại diện cơ quan thẩm định đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?