Mẫu báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất 2024?
Mẫu báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất 2024?
Mẫu báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất 2024 là mẫu 01/BCKT-ĐB tại Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Dưới đây là mẫu báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất 2024:
Tải về mẫu báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất 2024:
Mẫu báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Kiểm toán trưởng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 10 Quy chế Kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định như sau:
Điều 10. Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán
1. Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán:
a) Có bằng đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
b) Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán hoặc thanh tra tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
c) Có kiến thức, hiểu biết về pháp luật và hoạt động của Bộ Quốc phòng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
d) Đáp ứng yêu cầu phẩm chất và năng lực quy định tại Thông tư số 142/2018/TT-BQP ngày 12/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn chức vụ cán bộ thuộc Văn phòng Bộ Quốc phòng.
đ) Kiểm toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này; có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, tổ chức kiểm toán và các kỹ năng liên quan khác.
2. Kiểm toán trưởng xem xét quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động kiểm toán nội bộ để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định nguồn nhân lực cần thiết cho Kiểm toán Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, Kiểm toán trưởng được đề xuất thuê chuyên gia tư vấn đối với một số lĩnh vực chuyên môn ngoài năng lực chuyên môn của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, thực hiện lập kế hoạch, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả của việc thuê chuyên gia tư vấn.
Như vậy, Kiểm toán trưởng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng phải đáp ứng những tiêu chuẩn dưới đây:
- Có bằng đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán hoặc thanh tra tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
- Có kiến thức, hiểu biết về pháp luật và hoạt động của Bộ Quốc phòng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
- Đáp ứng yêu cầu phẩm chất và năng lực quy định tại Thông tư 142/2018/TT-BQP.
- Có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, tổ chức kiểm toán và các kỹ năng liên quan khác.
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ của người làm công tác kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế Kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ của người làm công tác kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đó là:
- Tính chính trực:
+ Phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm.
+ Tuân thủ pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn về kiểm toán nội bộ.
+ không tham gia các hoạt động trái pháp luật và các hoạt động làm tổn hại đến uy tín nghề nghiệp, uy tín của Bộ Quốc phòng.
- Tính khách quan:
+ Phải đảm bảo tính khách quan trong việc thu thập, đánh giá, trao đổi thông tin về hoạt động được kiểm toán.
+ Đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích của mình hoặc người khác trong việc đưa ra đánh giá, kết luận của mình.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
+ Áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ.
+ Hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực chuyên môn và kỹ thuật được áp dụng.
- Tính bảo mật: Phải tôn trọng giá trị, quyền sở hữu của thông tin được cung cấp và không tiết lộ thông tin này nếu không được phép của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của pháp luật.
- Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định của Bộ Quốc phòng có liên quan, không được thực hiện các hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
- Đối với Kiểm toán trưởng: phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?