Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giáo có phải là phân biệt đối xử trong lao động không?

Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giáo có phải là phân biệt đối xử trong lao động không?

Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giáo có phải là phân biệt đối xử trong lao động không?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
...

Theo quy định trên, phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên đối xử dựa trên các tiêu chí sau:

- Chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội.

- Dân tộc, giới tính, độ tuổi.

- Tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân.

- Tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến.

- Khuyết tật, trách nhiệm gia đình.

- Tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

- Có ý kiến trái ngược với người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động.

Ngoài ra, hành vi phân biệt đối xử trong lao động có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

- Tuyển dụng: Từ chối tuyển dụng lao động vì lý do phân biệt đối xử.

- Điều phối công việc: Giao công việc khó khăn, nguy hiểm hoặc không phù hợp với năng lực cho người lao động bị phân biệt đối xử.

- Lương thưởng: Trả lương thấp hơn hoặc không thưởng cho người lao động bị phân biệt đối xử.

- Thăng tiến: Cản trở cơ hội thăng tiến của người lao động bị phân biệt đối xử.

- Giải phóng hợp đồng lao động: Giải phóng hợp đồng lao động với người lao động vì lý do phân biệt đối xử.

Như vậy, hành vi từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giáo là hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

Lưu ý: Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giao có phải là phân biệt đối xử trong lao động không?

Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giao có phải là phân biệt đối xử trong lao động không? (Hình từ Internet)

Phân biệt đối xử trong lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Theo quy định trên, hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động và là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm quyền bình đẳng của người lao động.

Người lao động bị phân biệt đối xử có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động:

Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
...

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử trong lao động thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trừ các trường hợp sau:

- Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình thì bị phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

- Người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình, vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động

+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động

+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên

- Người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Lưu ý: Mức phạt quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
01 năm có bao nhiêu tuần bao nhiêu ngày? Được xin nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều vi phạm nhưng đang nghỉ ốm đau thì được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết giờ làm việc mùa đông 2024 tại một số tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ 03 tuổi dưới 07 tuổi bị ốm, người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, con dưới 03 tuổi bị ốm, NLĐ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ lao động là gì? Quan hệ lao động được xây dựng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Phan Vũ Hiền Mai
803 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào