Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Hành vi lấn chiếm lối đi chung thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận:

Điều 12. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận
1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
- Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
- Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam;
- Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
- Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
- Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
- Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: "Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT".
...

Sổ đỏ là tên gọi thông dụng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các thửa đất thuộc phạm vi quản lý.

Theo quy định trên, phần đất lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Căn cứ Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua:

Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về kích thước của lối đi chung. Việc xác định kích thước của lối đi chung sẽ do các bên thỏa thuận hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Hành vi lấn chiếm lối đi chung thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng:

Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
10. Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
...

Như vậy, người nào có hành vi lấn chiếm lối đi chung thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác

- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, người vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi lấn chiếm lối đi chung.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. (quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)

Lối đi chung
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lối đi chung
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng xóm có được chặn lối đi chung không? Có cần phải hòa giải tranh chấp lối đi chung tại UBND xã trước khi khởi kiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản thỏa thuận về lối đi chung có phải chứng thực hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lối đi chung
Phan Vũ Hiền Mai
7,743 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào