Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu?
Phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu?
Tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 36/2023/TT-BTC có quy định mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O như sau:
- Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ C/O.
- Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi nào giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ bị thu hồi?
Tại Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định về thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp như sau:
Điều 22. Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
b) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
c) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
2. Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.
Như vậy, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đấu gồm có những gì?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu gồm có những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Bộ Đề thi Toán lớp 2 học kì 1 Cánh diều có đáp án năm 2024-2025?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?