Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư công như thế nào?
Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư công như thế nào?
Căn cứ theo Công văn 7503/BKHĐT-TH năm 2022 hướng dẫn về thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ CBĐT dự án đầu tư công như sau:
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư công như sau:
1. Đối với dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng, thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Đối với dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng, thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công.
Ngoài ra, theo khoản 3 và khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công 2019 quy định về trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án như sau:
Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
....
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
.....
5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được quy định như sau:
a) Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.
......
Thông qua các quy định trên, thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư công được quy định như sau:
[1] Đối với dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng: Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư thực hiện theo pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
[2] Đối với dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng: Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư thuộc về người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể:
- Cơ quan, tổ chức được nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định.
- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.
- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư căn cứ vào ý kiến thẩm định, dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đã hoản chỉnh.
Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư công như thế nào? (Hình từ Internet)
Đầu tư công bao gồm các đối tượng nào?
Theo quy định Điều 5 Luật Đầu tư công 2019, đầu tư công bao gồm các đối tượng sau:
[1] Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
[2] Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
[3] Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
[4] Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
[5] Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
[6] Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Công khai, minh bạch trong đầu tư công có những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Đầu tư công 2019, công khai, minh bạch trong đầu tư công có những nội dung như sau:
- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công.
- Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công.
- Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư.
- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án.
- Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công.
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án.
- Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án.
- Quyết toán vốn đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?