Năm 2024, mức đóng BHXH, BHYT của công chức viên chức là bao nhiêu?
Năm 2024, mức đóng BHXH, đóng BHYT của công chức viên chức là bao nhiêu?
Năm 2024, mức đóng BHXH, đóng BHYT của công chức viên chức cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Theo đó, công chức viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho nên hằng tháng công chức viên chức phải đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai: Đối với bảo hiểm y tế
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối tượng tham gia BHYT gồm:
Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:
Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
...
Theo đó, công chức viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cho nên hằng tháng mức đóng bảo hiểm y tế của công chức viên chức là 1,5%.
Năm 2024, mức đóng BHXH, BHYT của công chức viên chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Công chức được cử đi học nước ngoài vẫn hưởng lương ở trong nước thì có phải đóng BHXH không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định cụ thể như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
“Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
...
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
...
Theo quy định trên đây, có thể thấy, công chức phải đóng BHXH khi được cử đi học nước ngoài nếu như công chức vẫn được nhận tiền lương ở trong nước.
Được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đủ điều kiện sẽ được hưởng những chế độ sau:
- Ốm đau.
- Thai sản.
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hưu trí.
- Tử tuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?