Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cần phải có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp bao lâu?

Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cần phải có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp bao lâu?

Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cần phải có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp bao lâu?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 79 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều 79. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.

Theo đó, để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cần phải đảm bảo có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm và đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;

- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/30052024/kiem-sat-vien%20(1).jpg

Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cần phải có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp bao lâu? (Hình từ Internet)

Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bao nhiêu người?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều 93. Tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân
1. Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 19 người.
2. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên tại mỗi cấp Viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
...

Theo quy định này, số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối đa là 19 người.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân bị cách chức trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 89 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều 89. Cách chức Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
b) Vi phạm quy định tại Điều 84 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức khi thuộc các trường hợp dưới đây:

- Đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Vi phạm quy định tại Điều 84 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:

+ Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

+ Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

+ Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

+ Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

+ Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

- Vi phạm về phẩm chất đạo đức.

- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trân trọng!

Viện kiểm sát
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viện kiểm sát
Hỏi đáp Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cần phải có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát không tống đạt được Cáo trạng truy tố cho 01 bị can bỏ trốn trong vụ án có nhiều bị can thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian Viện kiểm sát thực hiện trực tiếp kiểm sát tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát có quyền bác bỏ nội dung áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát có thể bổ sung chứng cứ mới tại phiên tòa phúc thẩm hình sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu và hướng dẫn sử dụng mẫu trong hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lập hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viện kiểm sát
Nguyễn Thị Kim Linh
146 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viện kiểm sát
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào