12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024?

12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì? Những hoạt động chính nào được tổ chức trong Tháng hành động vì trẻ em 2024?

12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024?

Tại Mục 4 Công văn 982/BLĐTBXH-CTE năm 2024 về triển khai các kế hoạch, hoạt động thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, theo đó nội dung nêu rõ 12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 như sau:

- Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

- Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

- Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách đối với trẻ em

- Bảo đảm quyền trẻ em phải là trung tâm của chính sách, chiến lược phát triển đất nước

- Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vì sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

- Tổng đài 111 - tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi

- Phòng ngừa và chấm dứt lao động trẻ em vì sự phát triển bền vững

- Chăm sóc sức khỏe tâm thần để trẻ em phát triển toàn diện

- Phòng, chống tai nạn, thương tích để bảo đảm quyền được sống của trẻ em

- Gia đình, cộng đồng giám sát, trông giữ trẻ em để phòng, chống đuối nước

- Lắng nghe trẻ em để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024?

12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024? (Hình từ Internet)

Những hoạt động chính nào được tổ chức trong Tháng hành động vì trẻ em 2024?

Căn cứ tại Mục 5 Công văn 982/BLĐTBXH-CTE 2024 có hướng dẫn về những hoạt động chính được tổ chức trong Tháng hành động vì trẻ em 2024 như sau:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp tổ chức:

- Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 (dự kiến tuần 4 tháng 5 hoặc ngày 01/6/2024);

- Chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành động vì trẻ em;

- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác trẻ em.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai các nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức, hưởng ứng các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 tại địa phương.

- Căn cứ điều kiện của địa phương, tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 từ cuối tháng 5 hoặc ngày 01/6/2024.

Một số hoạt động cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng, nâng cấp các công trình (trường, lớp học, nhà bán trú, thư viện, sân chơi...) dành cho trẻ em với phương thức mỗi xã, phường, thị trấn có 01 công trình vì trẻ em nhân Tháng hành động vì trẻ em;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em tại địa phương nhằm vận động toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em với phương thức mỗi người một hành động vì trẻ em hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em;

- Chuẩn bị nội dung, điều kiện để tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác trẻ em.

Trẻ em có bổn phận gì?

Căn cứ tại Mục 2 Chương 2 Luật Trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em như sau:

[1] Bổn phận của trẻ em đối với gia đình (Tại Điều 37 Luật Trẻ em 2016)

- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

[2] Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác (Tại Điều 38 Luật Trẻ em 2016)

- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

- Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

- Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

[3] Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội (Tại Điều 39 Luật Trẻ em 2016)

- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

- Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

- Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

[4] Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước (Tại Điều 40 Luật Trẻ em 2016)

- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

- Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

[5] Bổn phận của trẻ em với bản thân (Tại Điều 41 Luật Trẻ em 2016)

- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

- Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

- Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

- Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ trẻ em
Nguyễn Thị Hiền
3,923 lượt xem
Bảo vệ trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dọa ma trẻ em thường xuyên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là bao nhiêu? Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là xâm hại trẻ em? Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi xâm hại bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình và bảo vệ trẻ em?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em là bao nhiêu tuổi? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những nhóm trẻ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách báo tin bạo hành trẻ em qua zalo Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ trẻ em cần đảm bảo theo các yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào