Nhiệm vụ về pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì?

Nhiệm vụ về pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì? Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tối đa là bao nhiêu?

Nhiệm vụ về pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 123/2016/NĐ-CP, nhiệm vụ về pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ có các nội dung như sau:

[1] Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

[2] Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

[3] Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

[4] Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.

[5] Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

[6] Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

[7] Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

[8] Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ về pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì?

Nhiệm vụ về pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì? (Hình từ Internet)

Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tối đa là bao nhiêu?

Theo Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:

Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Như vậy, số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tối đa là 05. Riêng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thì số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tối đa là 06.

Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai, có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào với tư cách là người đứng đầu cơ quan ngang bộ?

Căn cứ tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có giải thích Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Mặt khác, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, cụ thể như sau:

[1] Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.

[2] Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.

[3] Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

[4] Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.

[5] Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật

[6] Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.

[7] Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

[8] Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

[9] Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.

[10] Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

[11] Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.

[12] Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.

[13] Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.

[14] Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Trân trọng!

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Đà Lạt cách TP. Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Tỉnh Lâm Đồng bao gồm những đơn vị hành chính cấp huyện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cập nhật mới nhất 2024 theo Nghị định 31?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của huyện lị theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4448:1987?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ gồm những ai? Mục đích thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? Quân nhân chuyên nghiệp đóng quân trên huyện đảo Trường Sa được nghỉ phép hằng năm thêm bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu B03/BCQT báo cáo quyết toán của đơn vị hành chính sự nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ đô Hà Nội giáp với những tỉnh nào? Mục tiêu lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Dương Thanh Trúc
279 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào