Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết?
Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết?
Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng là tài liệu quan trọng để lưu trữ hồ sơ cán bộ của hiệu trưởng. Biên bản ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng trên các mặt:
- Chuyên môn: Hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường; thực hiện các chương trình, kế hoạch giáo dục; công tác bồi dưỡng giáo viên;...
- Đạo đức, lối sống: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của hiệu trưởng.
- Năng lực: Khả năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành nhà trường;...
Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, từ đó đề xuất xếp loại hiệu trưởng.
Có thể tham khảo Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 thông dụng, chi tiết dưới đây:
Tải Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024
Lưu ý: Biên bản được lập dựa trên Quy định chuẩn hiệu trưởng giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐ, Công văn 430/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2010 nhằm xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của hiệu trưởng theo quy định của chuẩn hiệu trưởng.
Biên bản họp đánh giá ưu khuyết điểm, xếp loại hiệu trưởng năm học 2023-2024 chi tiết? (Hình từ Internet)
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng như sau:
Điều 11. Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Chu kỳ đánh giá
a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học;
b) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.
2. Thẩm quyền đánh giá
a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện;
b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh;
c) Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, các viện, học viện chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc;
d) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.
Như vậy, chu kỳ đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng được thực hiện như sau:
- Hiệu trưởng tự đánh giá: theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
- Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng: theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.
Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 2. Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng
1. Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
...
Như vậy, mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng nhằm:
- Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
- Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?