Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 13 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
13. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
b) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
c) Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật;
d) Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
...
Đồng thời tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng, đồng thời doanh nghiệp vi phạm cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng.
Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Cần điều kiện gì để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?
Tại Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau:
- Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa:
+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
+ Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.
- Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế:
+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế;
+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.
- Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:
+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?