Có xử phạt cơ sở làm IVF khi làm nhầm lẫn tinh trùng của người khác không?
Có xử phạt cơ sở làm IVF khi làm nhầm lẫn tinh trùng của người khác không?
IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay, trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng labo để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy phôi bên ngoài (thông thường khoảng 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
...
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
Điều 42. Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tinh trùng, cho noãn tại hơn một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
b) Thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không tuân theo quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho người nhận tinh trùng, noãn, phôi mà người nhận không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng phôi dư không có hợp đồng tặng cho để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
đ) Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho để sử dụng cho hơn một người, trừ trường hợp không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác;
e) Không hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học số phôi còn lại chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
g) Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho chưa được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về xử lý vi phạm đối với
Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhầm lẫn tinh trùng đối với cơ sở làm IVF mà chỉ mới quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Có xử phạt cơ sở làm IVF khi làm nhầm lẫn tinh trùng của người khác không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm:
+ Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;
+ Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi;
+ Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản - nhi tư nhân;
+ Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.
Cần chuẩn bị những tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
[1] Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
[2] Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân.
Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Trân trọng!







.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 1 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày gì, ngày bao nhiêu âm? Hành vi nào bị coi là phân biệt đối xử trong lao động?
- Mẫu số 01 đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu tổ chức theo Nghị định 175?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3 hay nhất 2025?
- Ngày 26 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? 26 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Chỉ tiêu tuyển sinh 2025 của Học viện Cảnh sát nhân dân?