Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế?
- Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế?
- Có phải tất cả các hình thức tập trung kinh tế đều bị cấm?
- Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế dựa trên các yếu tố nào?
- Có phải mọi trường hợp khi doanh nghiệp tập trung kinh tế đều phải thông báo đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia?
Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế?
Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là mẫu số 03 được ban hành kèm theo Quyết định 60/QĐ-CT năm 2023 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Tải về mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế tại đây: tại đây
Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế? (Hình từ Internet)
Có phải tất cả các hình thức tập trung kinh tế đều bị cấm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hình thức tập trung kinh tế như sau:
Điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Đồng thời tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tập trung kinh tế bị cấm như sau:
Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm
Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Như vậy, không phải mọi hình thức tập trung kinh tế đều bị cấm. Chỉ có các hình thức tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam thì mới bị cấm.
Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế dựa trên các yếu tố nào?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Cạnh tranh 2018 thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
- Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
- Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
- Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
- Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
- Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
- Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Có phải mọi trường hợp khi doanh nghiệp tập trung kinh tế đều phải thông báo đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia?
Tại Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế
1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Như vậy, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp tập trung kinh tế đều phải thông báo đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Chỉ có các trường hợp tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì mới nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?