Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng khóa 27 lần 2 năm 2024?
Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng khóa 27 lần 2 năm 2024?
Ngày 14/5/2024, Học viện Tư pháp ban hành Thông báo 852/TB-HVTP năm 2024 thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng khóa 27 lần 2 năm 2024 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:
[1] Đối tượng dự tuyển: những người có trình độ cử nhân luật
[2] Hồ sơ dự tuyển
- 02 Sơ yếu lý lịch dán ảnh có xác nhận của UBND cấp xã hoặc phòng/văn phòng công chứng.
- 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh ghi rõ địa chỉ email/số điện thoại của thí sinh.
- 02 Bản công chứng/chứng thực bằng tốt nghiệp cử nhân luật. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương.
- 04 ảnh 4x6
[3] Thủ tục nộp hồ sơ dự tuyển
- Thời gian nộp hồ sơ:
+ Hạn nhận hồ sơ: Ngày 30/8/2024
+ Nộp hồ sơ trực tiếp giờ hành chính từ thứ hai đến thứ 6 (Trừ lễ, tết)
+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện
- Địa điểm nhận hồ sơ:
+ Tại TP Hà Nội: Phòng A104 - Phòng Đào tạo và Công tác học viện, Học viện Tư pháp - Phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
+ Tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 3 - Tổ Đào tạo và Công tác học viện - Cơ sở tại TP Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phương Linh Tây, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Xem chi tiết Thông báo 852/TB-HVTP năm 2024 thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng khóa 27 lần 2 năm 2024 Tại đây
Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng khóa 27 lần 2 năm 2024? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?
Căn cứ Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định miễn đào tạo nghề công chứng:
Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, những đối tượng sau được miễn đào tạo nghề công chứng:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát
- Chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?
Căn cứ Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định tập sự hành nghề công chứng:
Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
...
Như vậy, thời gian tập sự hành nghề công chứng như sau:
- 12 Tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
- 06 Tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng
Lưu ý: Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?