Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào?
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào?
Theo Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu container.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Như vậy, các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ là tàu có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại, gồm:
- Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
- Tàu container.
- Tàu chở quặng.
- Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
- Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
- Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:
- Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
- Đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường.
- Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định thẩm quyền đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:
Điều 8. Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Như vậy, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Thủ tục quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP thì thủ tục quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Hình thức nộp:
- Trực tiếp hoặc;
- Qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động, gồm:
- Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP;
- Giấy phép môi trường của chủ cơ sở phá dỡ tàu biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính);
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (Bản chính hoặc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính);
- Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính).
Bước 2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Quyết định đua cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?