Doanh nghiệp có bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể không?
Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Tại Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm:
- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
- Thỏa ước lao động tập thể ngành;
- Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;
- Các thỏa ước lao động tập thể khác.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể không?
Tại Điều 65 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thương lượng tập thể như sau:
Điều 65. Thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Tại Điều 66 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc thương lượng tập thể như sau:
Điều 66. Nguyên tắc thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Đồng thời tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể
1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
...
Theo quy định thì thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể. Nguyên tắc thương lượng tập thể là chỉ được tiến hành khi các bên tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Do đó, trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc thương lượng tập thể, thương lượng tập thể không diễn ra thì sẽ không có thỏa ước lao động tập thể. Hoặc nếu có diễn ra thương lượng tập thể nhưng khi ký kết thoả ước lao động tập thể mà chỉ có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành thì cũng sẽ không có thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể.
Lưu ý:
Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của một bên thì bên kia có nghĩa vụ bắt buộc phải phản hồi đối với đề nghị thương lượng đó một cách thiện chí. Bên nhận được yêu cầu thương lượng tập thể không được dựa vào nguyên tắc tự nguyện của thương lượng tập thể để từ chối thương lượng.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể không? (Hình từ Internet)
Quy trình thương lượng tập thể diễn ra như thế nào?
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 thì quy trình thương lượng tập thể như sau:
Bước 1:Yêu cầu thương lượng tập thể
Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Bước 2: Chuẩn bị thương lượng
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức phiên hợp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
Bước 3: Tiến hành thương lượng tập thể
Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức.
- Về phía người sử dụng lao động:
Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người lao động trong quá trình thương lượng, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
- Về phía người lao động:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.
Ngoài ra, tổ chức đại diện quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Bước 4: Kết thúc thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau.
Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.
Thương lượng tập thể không thành khi nào?
Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Lao động 2019 thì thương lượng tập thể không thành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Lao động 2019;
- Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 mà các bên không đạt được thỏa thuận;
- Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thỏa ước lao động tập thể có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?