Ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa?
- Ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa?
- Trình tự thực hiện dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa?
- Nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa từ đâu?
Ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa?
Ngày 20/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.
Nghị định 57/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/7/2024 đồng thời thay thế Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa như sau:
- Hoạt động nạo vét phải tuân thủ các quy định nhằm bảo đảm thông số kỹ thuật luồng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống sạt lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, kết cấu hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa và các công trình khác, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa gây cản trở hoạt động tránh, trú của tàu thuyền vào mùa lũ bão, trong thời gian xảy ra thiên tai.
- Hoạt động nạo vét duy tu vùng nước trước bến cảng, cầu cảng biển; vùng nước của cảng, bến thủy nội địa; luồng chuyên dùng của các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện lập, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động nạo vét sử dụng vốn đầu tư công phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện nạo vét, duy tu, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa và tự chịu trách nhiệm về kinh phí, hiệu quả đầu tư;
- Tăng cường vai trò của tổ chức, doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng luồng 4 hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của tổ chức, doanh nghiệp.
- Khu vực, địa điểm tiếp nhận, nhận chìm chất nạo vét được tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần chất nạo vét của các dự án, công trình trên địa bàn của tỉnh và các tỉnh lân cận.
Ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện:
Điều 12. Trình tự thực hiện
Dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện theo các bước sau:
1. Lập kế hoạch nạo vét duy tu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Bàn giao mặt bằng, tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công công trình theo quy định tại các Điều 17, 18 Nghị định này
...
Như vậy, trình tự thực hiện dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch nạo vét duy tu
Bước 2: Giao dự toán chi ngân sách nhà nước
Bước 3: Thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định.
Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Bước 5: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Bước 6: Bàn giao mặt bằng, tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công công trình
Bước 7: Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình
Bước 8: Thực hiện các quy định về quản lý chất nạo vét
Nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa từ đâu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa:
Điều 9. Nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa
Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng là dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải, nạo vét duy tu đường thủy nội địa là dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa được sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn vốn hợp pháp khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?