Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động khóa 12 là gì?
Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động khóa 12 là gì?
Căn cứ theo Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 tải về, Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam gồm:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.
- Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động khóa 12 là gì? (Hình từ Internet)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá 12 ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
[1] Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.
[2] Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học về lao động, công đoàn, an toàn, vệ sinh lao động; tham gia các ủy ban, hội đồng, ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.
[3] Phối hợp với các cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước, doanh nghiệp, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tiến hành giám sát, phản biện xã hội và các hoạt động xã hội trong đoàn viên và người lao động.
[4] Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ chuyên trách công đoàn theo phân cấp quản lý.
[5] Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên và người lao động, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của công đoàn các cấp.
[6] Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
[7] Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn; thông qua quyết toán, dự toán tài chính công đoàn hằng năm theo quy định của pháp luật Nhà nước
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp là cơ quan như thế nào?
Theo Điều 12 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá 12 ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp là cơ quan thường trực của ban chấp hành, do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra; số lượng không quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ban chấp hành, gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên.
Ngoài ra, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chuẩn bị nội dung các hội nghị Ban Chấp hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn còn được ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình, kết luận... để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, các nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu giúp việc tại Cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; đại diện cho đoàn viên, người lao động kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” do nhạc sĩ nào sáng tác? Tỷ lệ kích thước Quốc kỳ Việt Nam là bao nhiêu?
- Ban hành Thông tư 40/2024/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?
- Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?
- Bộ Đề thi IOE cấp trường lớp 3 có đáp án chi tiết, đầy đủ?
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?