Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt ở đâu?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt ở đâu?
- Cán bộ công đoàn được bảo đảm hoạt động theo quy định như thế nào?
- Việc phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt ở đâu?
Nguyên văn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt”.
Theo đó, câu nói "Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt" được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến tại Hội nghị cán bộ công đoàn cơ sở toàn miền Bắc, ngày 13/8/1962. Câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm chỉ rõ tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn trong xây dựng xã hội mới.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: "Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt ở đâu?"
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt ở đâu? (Hình từ Internet)
Cán bộ công đoàn được bảo đảm hoạt động theo quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Công đoàn 2012 quy định về bảo đảm cho cán bộ công đoàn như sau:
Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, cán bộ công đoàn được bảo đảm hoạt động theo các quy định như sau:
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ mà hết thời hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
- Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, sau 30 ngày, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật: Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp;:
+ Trường hợp được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn;
+ Hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm.
Việc phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Công đoàn 2012 quy định về phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở như sau:
Điều 16. Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
1. Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Như vậy, việc phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của của công đoàn.
Ngoài ra, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đối với tổ chức khi Nhà nước cho thuê đất?
- Biểu mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu riêng lẻ mới nhất?
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất cho đối tượng nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?