Ban hành Nghị định 53 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Ban hành Nghị định 53 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.
Nghị định 53/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 đồng thời các Nghị định sau hết hiệu lực:
- Nghị định 112/2008/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Nghị định 120/2008/NĐ-CP quy định về Quản lý lưu vực sông
- Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 97 Nghị định này)
- Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
Ban hành Nghị định 53 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước áp dụng từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định yêu cầu của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước:
Điều 4. Yêu cầu của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo đề án, dự án và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và phê duyệt kết quả thực hiện theo quy định.
2. Căn cứ mục tiêu phạm vi, quy mô của đề án, dự án và đặc điểm cụ thể của từng vùng điều tra, cơ quan phê duyệt đề án, dự án quyết định các nội dung công việc, khối lượng, sản phẩm cụ thể của từng đề án, dự án trên nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí đề án, dự án. Nội dung, định mức, đơn giá điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và đáp ứng được các mục tiêu của đề án, dự án.
4. Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước phải được rà soát, cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 84 của Nghị định này.
Như vậy, hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước nhằm thu thập thông tin, dữ liệu của tài nguyên nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo đề án, dự án và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và phê duyệt kết quả thực hiện theo quy định.
- Nội dung, định mức, đơn giá điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và đáp ứng được các mục tiêu của đề án, dự án.
- Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước phải được rà soát, cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước gồm các hoạt động nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
[1] Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
- Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
- Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
[2] Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
- Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
[3] Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
[4] Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
[5] Điều tra, đánh giá phục vụ lập bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?