Đợt 5 kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội diễn ra vào ngày nào? Ở đâu?
Đợt 5 kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội diễn ra vào ngày nào? Ở đâu?
Căn cứ theo Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN năm 2023, kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội sẽ được tổ chức thi 06 đợt.
Tính đến thời điểm hiện tại, kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội đã hoàn thành 04 trong tổng số 06 đợt thi năm 2024.
Cũng căn cứ theo Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN năm 2023 thì thời gian thi đợt 5 kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội sẽ diễn ra vào các ngày 25/05/2024 và ngày 26/05/2024 tại 05 tỉnh/thành bao gồm: Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình.
Đợt 5 kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội diễn ra vào ngày nào? Ở đâu? (Hình từ Internet)
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội đợt 5 năm 2024 có mấy phần?
Căn cứ theo Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN năm 2023, cấu trúc bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội đợt 5 năm 2024 gồm có 03 phần, cụ thể là:
- Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học)
+ Bài thi gồm có 35 câu hỏi trắc nghiệm 4 lực chọn/01 đáp án đúng duy nhất và 15 câu hỏi điền đáp án.
+ Câu hỏi của bài thi sẽ bao gồm các lĩnh vực sau: Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp.
+ Thời gian làm bài thi: 75 phút.
- Phần 2: Tư duy định tính (Ngữ văn - Ngôn ngữ)
+ Bài thi gồm 50 cây hỏi trắc nghiệm với dạng câu hỏi là 4 lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất
+ Ngữ liệu của bài thi sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng - ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật.
+ Thời gian làm bài thi: 60 phút
- Phần 3: Khoa học (Tự nhiên - Xã hội)
+ Bài thi sẽ gồm có 47 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất và 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học.
+ Bài thi sẽ bao gồm những kiến thức sau:
Vật lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng;
Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ…;
Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa…;
Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại…;
Địa lý: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế.
+ Thời gian làm bài thi: 60 phút.
Về kiến thức trong bài thi sẽ được phân bổ như sau:
- Phần 1 và phần 2:
+ Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%;
+ Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%;
+ Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
- Phần 3:
+ Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%
+ Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Xem thêm thông tin Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN năm 2023:
Trường đại học tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học phải đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, các trường đại học tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh phải đảm bảo những điều kiện dưới đây:
- Phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất.
- Phải bảo đảm các điều kiện sau để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả:
+ Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
+ Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi.
+ Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi.
+ Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
- Phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?