Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại Phòng công chứng ở nơi thường trú được không?
Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại Phòng công chứng ở nơi thường trú được không?
Căn cứ Điều 54 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản như sau:
Điều 54. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.
Như vậy, việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi có bất động sản cần được thế chấp.
Do đó, cá nhân chỉ có thể công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại Phòng công chứng ở nơi thường trú nếu nơi thường trú và nơi có bất động sản thuộc cùng một tỉnh, thành phố.
Lưu ý: Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác, thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.
Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại Phòng công chứng ở nơi thường trú được không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng không?
Căn cứ Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không bắt buộc phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở thì việc công chứng có thể thực hiện bên ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:
Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Như vậy, công chứng viên chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
Tuy nhiên, trong các trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản thì không bị giới hạn phạm vi công chứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?