Mẫu PC26 văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định 50 mới nhất?
- Mẫu PC26 văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định 50 mới nhất?
- Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là bao lâu?
- Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là ai?
- Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Mẫu PC26 văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định 50 mới nhất?
Mẫu văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là mẫu số PC26 Phụ lục 9 được ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Tải về mẫu văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 13 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Công an có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thực hiện kiểm định và cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp;
Trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm định theo kết quả thử nghiệm kiểm định của cơ quan, tổ chức nước ngoài, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp.
Mẫu PC26 văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định 50 mới nhất? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là ai?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 13 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 38. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
...
11. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có phương tiện phòng cháy và chữa cháy được lấy mẫu kiểm định tại địa bàn quản lý.
...
Như vậy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có phương tiện phòng cháy và chữa cháy được lấy mẫu kiểm định tại địa bàn quản lý.
Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì việc quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
+ Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
+ Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
+ Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?