Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2023 - 2024?

Cho tôi hỏi mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2023 - 2024 là mẫu nào? Câu hỏi từ anh Trung (Quảng Ngãi)

Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2023 - 2024?

Căn cứ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 quy định tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

[1] Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (Dành cho cơ sở giáo dục phổ thông)

Tải về

[2] Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (Dành cho phòng giáo dục và đào tạo)

Tải về

[3] Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (Dành cho sở giáo dục và đào tạo)

Tải về

Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2023 - 2024?

Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2023 - 2024? (Hình từ Internet)

Chu kỳ đánh giá của người đứng đầu cơ sở tổ chức là khi nào?

Căn cứ Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

Điều 11. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Như vậy, chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên khi người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức là hai năm một lần vào cuối năm học.

Tiêu chuẩn 2 chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ:

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
...

Như vậy, tiêu chuẩn 2 chuẩn nghề nghiệp giáo viên là phát triển chuyên môn, nghiệp vụ gồm 05 tiêu chí và đánh giá ở mức đạt, khá và tốt. Cụ thể như sau:

[1] Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

- Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

[2] Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục

- Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục

[3] Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

- Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

[4] Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh

- Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.

[5] Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

- Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

- Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào