Giáo viên thể dục trường THPT phải có tiêu chuẩn và trình độ đào tạo như thế nào?

Cho tôi hỏi để làm giáo viên thể dục trường THPT thì cần có tiêu chuẩn và trình độ đào tạo như thế nào vậy? Câu hỏi của bạn Nhàn - Hòa Bình.

Giáo viên thể dục trường THPT phải có tiêu chuẩn và trình độ đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
...

Căn cứ theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Điều 67. Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, giáo viên thể dục trường THPT phải có tiêu chuẩn và trình độ đào tạo cụ thể như sau:

- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt.

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm.

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/17052024/giao-vien-the-duc.jpg

Giáo viên thể dục trường THPT phải có tiêu chuẩn và trình độ đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ thể nào có thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất của trường THPT?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Chương trình môn học Giáo dục thể chất
...
2. Thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non;
b) Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.

Như vậy, thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất của trường THPT sẽ thuộc về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo viên thể dục trường THPT có nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT, nhiệm vụ của giáo viên thể dục trường THPT đó là:

- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.

- Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.

- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế.

- Đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.

Trân trọng!

Giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên trung học phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thể dục trường THPT phải có tiêu chuẩn và trình độ đào tạo như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Làm Giáo viên trung học phổ thông hạng III có cần bằng thạc sĩ không?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông hạng III có hệ số lương là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên trung học phổ thông
Nguyễn Thị Kim Linh
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên trung học phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào