Công chức có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu thì được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án?
- Công chức có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu thì được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án?
- Thời gian làm công tác pháp luật được tính để bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án là thời gian làm các công việc nào?
- Công chức không giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án có đủ thời gian công tác pháp luật được bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án không?
Công chức có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu thì được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về thời gian làm công tác pháp luật để được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án như sau:
Điều 10. Ngạch Thẩm tra viên thi hành án
...
5. Đối với công chức đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án phải đang giữ ngạch Chuyên viên hoặc tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Như vậy, công chức muốn được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án thì phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm tương đương 36 tháng trở lên và phải đang giữ ngạch Chuyên viên hoặc tương đương.
Công chức có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu thì được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án? (Hình từ Internet)
Thời gian làm công tác pháp luật được tính để bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án là thời gian làm các công việc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về thời gian làm công tác pháp luật.
Theo đó, thời gian làm công tác pháp luật được tính để bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án là tổng thời gian làm các công việc sau:
- Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án; Thẩm phán, Thẩm tra viên ngành Tòa án, Thư ký Tòa án; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát; Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra trong CAND, QĐND Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trinh sát viên trung cấp trở lên, Cảnh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trinh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng An ninh nhân dân; sỹ quan điều tra, bảo vệ an ninh trong QĐND Việt Nam; Thanh tra viên;
- Thời gian có trình độ cử nhân luật trở lên và giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cử nhân luật trở lên đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau:
+ Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp;
+ Hệ thống thi hành án dân sự;
+ Các cơ quan tòa án, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra, nội vụ, nội chính, pháp chế, cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo pháp luật trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;
+ Thời gian có trình độ cử nhân luật trở lên thuộc trường hợp được tính là tương đương thời gian giữ ngạch.
- Thời gian có trình độ cử nhân luật trở lên và giữ chức vụ lãnh đạo cấp ủy, HĐND, UBND cấp huyện trở lên;
- Thời gian hành nghề luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, quản tài viên, thừa phát lại.
Công chức không giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án có đủ thời gian công tác pháp luật được bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án không?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án như sau:
Điều 9. Ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án
...
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) liên tục tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
b) Trong thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án hoặc tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 01 sáng kiến trong phạm vi hệ thống thi hành án dân sự, đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự hoặc Chi cục Thi hành án dân sự.
Theo đó, công chức muốn được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án thì bắt buộc phải có ít nhất 01 năm giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án.
Do đó, công chức dù có từ đủ 09 năm công tác trở lên giữ các ngạch tương đương ngạch Thẩm tra viên thi hành án nhưng chưa từng giữ ngạch Thẩm tra viên thi hành án thì cũng không được bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án.
Lưu ý: Thông tư 02/2024/TT-BTP áp dụng đối với các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự.
Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 18/05/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?