Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024?
Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024?
Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là mẫu số 02 được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024
Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Trong quá trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xét tặng và cách tính thành tích như sau:
Điều 4. Nguyên tắc xét tặng và cách tính thành tích
1. Các thành tích để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục. Không sử dụng thành tích đã được xét và phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước bao gồm Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
2. Thời gian được cơ quan, đơn vị quản lý theo thẩm quyền cử đi học tập trung sau khi được tuyển dụng vào ngành Giáo dục được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục và không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
3. Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
4. Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại đơn vị đó.
5. Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có thời gian giữ chức vụ quản lý từ 36 tháng trở lên hoặc từ 03 năm học trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thì áp dụng tiêu chuẩn thành tích của tập thể theo quy định tại khoản 5 Điều 7 và khoản 5 Điều 8 Nghị định này.
6. Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục, giảng dạy người khuyết tật và người học có hoàn cảnh đặc biệt; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Thời gian công tác của nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Thi đua, khen thưởng.
...
Như vậy, trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” tại Hội đồng cấp cơ sở.
Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" có quyền lợi và nghĩa vụ ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" có quyền lơi và nghĩa vụ như sau:
Điều 6. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1. Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
3. Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Như vậy, cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" có quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:
- Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Y tế huyện trong việc thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về dân số?