Yêu cầu chung về thiết kế và khai thác đối với các dữ liệu hàng không của sân bay theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011?

Cho tôi hỏi: Yêu cầu chung về thiết kế và khai thác đối với các dữ liệu hàng không của sân bay theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 như thế nào? (Câu hỏi từ anh Minh, Tp. HCM).

Yêu cầu chung về thiết kế và khai thác đối với các dữ liệu hàng không của sân bay theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2001?

Theo Tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 thì các yêu cầu chung về thiết kế và khai thác đối với các dữ liệu hàng không của sân bay như sau:

- Việc xác định và thông báo các dữ liệu hàng không liên quan của sân bay phải đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác và tính toàn vẹn ghi trong Bảng E-1 đến Bảng E-5 của Phụ lục E Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 có xét đến quy trình đảm bảo của hệ thống chất lượng đã được thiết lập.

Những yêu cầu về độ chính xác đối với dữ liệu hàng không dựa trên cơ sở trên độ tin cậy 95% và về điều này, 3 loại dữ liệu về vị trí phải được chứng thực là các điểm trắc địa (ví dụ như ngưỡng đường CHC), các điểm tính toán (các phép tính toán từ những điểm trắc địa của các điểm đã biết trong không gian, các mốc cố định) và các điểm công bố chính thức (ví dụ như các điểm ranh giới của vùng thông báo bay).

- Nhà khai thác cảng hàng không phải đảm bảo sao cho độ chính xác của dữ liệu hàng không được duy trì trong toàn bộ quá trình xử lý từ khảo sát/gốc đến người sử dụng dự kiến tiếp theo.

Các yêu cầu về tính toàn vẹn của dữ liệu hàng không phải xét dựa trên nguy cơ tiềm ẩn từ sự sai lệch của dữ liệu và cách sử dụng dữ liệu. Phải áp dụng cách phân cấp mức độ toàn vẹn của dữ liệu như sau:

+ Dữ liệu tới hạn, mức độ toàn vẹn 1 x 10-8. Sai số tới hạn này áp dụng cho loại dữ liệu mà khi sai sót làm cho máy bay rất dễ mất an toàn dẫn đến tai nạn nghiêm trọng nếu tiếp tục bay và hạ cánh.

+ Dữ liệu thiết yếu, mức độ toàn vẹn 1 x 10-5. Sai số này áp dụng cho loại dữ liệu mà khi sai sót có xác suất nhỏ hơn làm cho máy bay mất an toàn dẫn đến tai nạn nếu tiếp tục bay và hạ cánh.

+ Dữ liệu thông thường, mức độ toàn vẹn 1 x 10-3. Sai số thông thường này áp dụng cho loại dữ liệu dữ liệu mà khi sai sót có rất ít xác suất làm cho máy bay mất an toàn dẫn đến tai nạn nếu tiếp tục bay và hạ cánh.

-. Việc bảo vệ dữ liệu điện tử hàng không trong khi lưu trữ hoặc truyền đi hoàn toàn được quản lý bởi việc kiểm tra định kỳ độ dư (CRC). Để thực hiện việc bảo vệ dữ liệu hàng không cơ bản và tới hạn như phân loại trong 6.1.2 ở trên, phải áp dụng thuật toán kiểm tra định kỳ độ dư (CRC) 32 hoặc 24 bit tương ứng.

- Trong trường hợp đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cho phép, để bảo vệ dữ liệu hàng không thông thường như phân loại trong 6.1.2 ở trên, có thể áp dụng thuật toán kiểm tra định kỳ độ dư CRC 16 bit.

- Các tọa độ địa lý chỉ vĩ tuyến và kinh tuyến được xác định và thông báo cho cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không (AIS) liên quan dưới dạng dữ liệu tọa độ địa lý chuẩn của Hệ thống trắc địa toàn cầu 1984 (WGS – 84) xác định rõ các tọa độ địa lý đã được chuyển thành tọa độ WGS – 84 bằng tính toán và có độ chính xác đo đạc tại hiện trường gốc không thỏa mãn các yêu cầu ở Bảng E-1, Phụ lục E Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 .

- Cấp độ chính xác của công tác hiện trường phải đảm bảo sao cho các dữ liệu dẫn đường quản lý của các giai đoạn bay nằm trong trong khoảng sai số tối đa xét theo khung chuẩn tương ứng nêu trong các Bảng của Phụ lục E Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 .

- Ngoài việc cao độ (so với mực nước biển trung bình) của các vị trí riêng biệt trên mặt đất đã đo đạc tại sân bay, còn phải xác định địa hình mặt Geoid (so với elipsoid WGS – 84) của chúng như trong Phụ lục E Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 và thông báo cho AIS.

CHÚ THÍCH: Khung chuẩn thích hợp là khung mà hệ thống trắc địa toàn cầu WGS – 84 cho phép thể hiện trên sân bay cụ thể và phản ánh được mọi dữ liệu tọa độ liên quan.

Yêu cầu chung về thiết kế và khai thác đối với các dữ liệu hàng không của sân bay theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2001?

Yêu cầu chung về thiết kế và khai thác đối với các dữ liệu hàng không của sân bay theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2001 (Hình từ Internet)

Yêu cầu chung đối với Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2001 như thế nào?

Tại Tiểu mục 2 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 yêu cầu về Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay như sau:

CHÚ THÍCH. Mục đích của những quy định này là hỗ trợ việc xây dựng quy tắc nhằm áp dụng đúng những thông số kỹ thuật trong Tiêu chuẩn này. Để đảm bảo tuân thủ những thông số kỹ thuật được áp dụng sao cho hiệu quả và minh bạch thì phải có sự giám sát an toàn riêng biệt và cơ chế giám sát an toàn rõ ràng cùng với sự hỗ trợ về mặt pháp lý một cách thích hợp để có thể thực hiện chức năng đảm bảo an toàn trên sân bay.

Khi một sân bay được cấp giấy chứng nhận khai thác nghĩa là các hãng khai thác máy bay và các tổ chức khác hoạt động trên sân bay được đảm bảo rằng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, sân bay đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật liên quan đến công trình và khai thác công trình, đồng thời những thông số kỹ thuật này được duy trì trong suốt thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận.

Quá trình cấp giấy chứng nhận cũng tạo cơ sở cho việc theo dõi việc tuân thủ các thông số kỹ thuật sau này.

Thông tin cấp giấy chứng nhận của sân bay cần được cung cấp cho các cơ sở dịch vụ thông báo tic tức hàng không liên quan để công bố trong tập thông báo tin tức hàng không (AIP).

- Cơ quan có thẩm quyền theo luật hàng không quyết định đơn vị có trách nhiệm cấp giấy phép khai thác cảng hàng không, sân bay tuân theo các điều khoản của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn liên quan khác; đối với cảng hàng không, sân bay quốc tế thì còn phải tuân theo các điều khoản liên quan của ICAO.

- Đơn vị cấp giấy chứng nhận khai thác cho cảng hàng không, sân bay phải ban hành quy trình, khung tiêu chuẩn và các điều kiện cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

- Cơ quan có thẩm quyền theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 phải ban hành quy trình hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận khai thác cho sân bay và quyết định cơ quan cấp giấy chứng nhận khai thác cho sân bay.

- Đơn vị xin cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay phải có “tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay” bao gồm các thông tin cần thiết trên trang web, tổng mặt bằng cảng hàng không, sân bay, trang thiết bị, dịch vụ, quy trình khai thác, tổ chức và điều hành cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả hệ thống quản lý an toàn được phê chuẩn trước khi nộp đơn xin đơn xin cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

CHÚ THÍCH: Mục đích của hệ thống quản lý an toàn là bảo đảm sân bay có quy trình và tổ chức quản lý an toàn. Phải có Hướng dẫn về hệ thống quản lý an toàn sân bay trong sổ tay an toàn sân bay và trong Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận cho sân bay.

Nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay như thế nào theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2001?

Tai Tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 về Sân bay dân dụng như sau:

6.4. Nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay.
6.4.1. Nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay còn được gọi là nhiệt độ chuẩn của sân bay được xác định theo độ Celsius (độ C).
6.4.2. Nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay là nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất, được xác định bằng trung bình của các nhiệt độ cao nhất hàng ngày của tháng nóng nhất trong năm (tháng nóng nhất là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất). Nhiệt độ đó được lấy bình quân càng nhiều năm càng tốt, nhưng không dưới 5 năm).

Như vậy, yêu cầu chung đối với nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay như sau:

- Nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay còn được gọi là nhiệt độ chuẩn của sân bay được xác định theo độ Celsius (độ C).

- Nhiệt độ không khí tham chiếu của sân bay là nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất, được xác định bằng trung bình của các nhiệt độ cao nhất hàng ngày của tháng nóng nhất trong năm (tháng nóng nhất là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất). Nhiệt độ đó được lấy bình quân càng nhiều năm càng tốt, nhưng không dưới 5 năm).

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về phương pháp hóa học xác định khả năng phản ứng kiềm theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 238:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của kéo y tế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5765:1993?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thiết bị an toàn lắp đặt thang máy điện với đường chạy nghiêng theo TCVN 6396-22:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung khi xác định tiếng ồn phát ra từ xe máy như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7882:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Dầu cá có các thành phần cơ bản nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13020:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8407:2010 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm lựa chọn thiết bị rắc thuốc trừ sinh vật hại theo Tiêu chuẩn quốc gia 10TCN 921:2006?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp kiểm và sử dụng dụng cụ đo máy công cụ như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-1:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung lắp đặt và vận hành máy công cụ khi kiểm xác định tiếng ồn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-5:2007 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu xác định áp suất hơi của dầu thô theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10150:2013 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
77 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào