Người dân có thể khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip ở bệnh viện nào?

Xin hỏi người dân có thể khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip ở bệnh viện nào? Các trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh năm 2024? - Câu hỏi của Minh Thái (Bắc Giang).

Người dân có thể khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip ở bệnh viện nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 có nội dung như sau:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
II. MỤC TIÊU
a) Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- Năm 2022:
...
+ Bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...
...

Theo Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành như sau:

Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
1. Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).
2. Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp:
- Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID;
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).
...

Theo đó, người dân có thể khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip ở các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB Bảo hiểm y tế bằng CCCD có gắn chíp trên toàn quốc.

Người dân có thể khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip ở bệnh viện nào?

Người dân có thể khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip ở bệnh viện nào? (Hình từ Internet)

Các trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh năm 2024?

Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các trường hợp người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Theo đó, người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

[1] Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình;

[2] Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

[3] Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

[4] Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

[5] Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Việc áp dụng giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT đối với phòng khám đa khoa khu vực cần đáp ứng những nguyên tắc nào?

Tại Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng: phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân y, bệnh xá; phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
4. Đối với phòng khám đa khoa khu vực:
a) Trường hợp được cấp giấy phép hoạt động với hình thức là bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế: áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện hạng IV;
b) Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu: áp dụng mức giá dịch vụ ngày giường bệnh bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 03 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.
...

Theo đó, các nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với phòng khám đa khoa khu vực bao gồm những nguyên tắc sau:

- Áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện hạng 4 đối với trường hợp được cấp giấy phép hoạt động với hình thức là bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

- Áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng 4 trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.

Áp dụng mức giá dịch vụ ngày giường bệnh bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng 4 đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về nhân sự khi cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với bệnh viện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh thực hiện từ ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh thực hiện đến 30/6/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được quy định như thế nào theo Thông tư 21?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản chi phí trong yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo một trong các cách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 17/10/2024, thông tin về giá so sánh của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
02 phương pháp định giá dịch vụ khám, chữa bệnh từ 17/10/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Tạ Thị Thanh Thảo
2,248 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào