Tải Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 của học sinh tiểu học mới nhất 2024?
Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như thế nào?
Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo Thông tư 27 lộ trình như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.
Tải Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 của học sinh tiểu học mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Tải Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 của học sinh tiểu học mới nhất 2024?
Trong giáo dục, khi tổng kết đánh giá mỗi giáo viên phải viết đánh giá, nhận xét học sinh về nhiều mặt như phẩm chất, năng lực,.. Theo đó, năng lực đặc thù cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển toàn diện của học sinh. Nó bao gồm các năng lực thiết yếu giúp học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng, giải quyết vấn đề và thích nghi với cuộc sống.
Có thể tham khảo Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 dưới đây:
[1] Mẫu nhận xét về năng lực đặc thù chung 2024
[2] Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ
[3] Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về tính toán
[4] Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về khoa học
[5] Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về thẩm mĩ
[6] Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về thể chất
[7] Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về Tin học
Quy định về nghiệm thu bàn giao kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định cụ thể:
Điều 12. Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh
1. Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh:
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
c) Các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cho các khối lớp.
3. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.
Như vậy, quy định về nghiệm thu bàn giao kết quả giáo dục học sinh tiểu học như sau:
- Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
- Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh:
+ Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
+ Đối với học sinh lớp 5: tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
+ Các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cho các khối lớp.
- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Tổ chức đảng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp nào?
- Nghĩa vụ quân sự 2025: Chú trọng tuyển chọn công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng?
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được chọn các hình thức giải quyết nào?