Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP quy định như sau:
Điều 12. Tiêu chuẩn
1. Thẩm tra viên:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Thẩm tra viên chính:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Thẩm tra viên cao cấp:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
...
Như vậy, thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
- Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP gồm:
+ Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi; lịch sự, văn hóa trong giao tiếp và phục vụ Nhân dân.
+ Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có độ tuổi theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015; đủ các tiêu chí về đào tạo theo quy định của pháp luật; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm tương đương 36 tháng trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội là cán bộ hay công chức?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án; Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án.
2. "Thời gian làm công tác pháp luật" áp dụng trong Ngành Thi hành án Quân đội, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức vụ, chức danh liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
b) Là tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ về công tác thông tin khoa học quân sự; công tác cán bộ, thi đua khen thưởng Ngành; công tác tài chính, kế toán thi hành án; công tác hành chính vật tư, văn thư, lưu trữ, thủ kho vật chứng thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
c) Các trường hợp từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội chuyển công tác về Ngành Thi hành án Quân đội: Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ quan đó.
...
Theo đó, người giữ chức danh Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội là cán bộ.
Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội được tuyển chọn từ nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 19/2018/TT-BQP, thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội được tuyển chọn từ các nguồn dưới đây:
- Quân nhân tại ngũ có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật.
- Công dân Việt Nam không thuộc biên chế trong Quân đội đã là cử nhân luật hệ chính quy đạt loại khá trở lên hoặc có trình độ Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?