Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy? Quy định như thế nào về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em?

Xin hỏi: Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy? Quy định như thế nào về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em? (câu hỏi từ chị Vỹ, Hạ Long).

Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy?

Ngày Thế giới chống Lao động Trẻ em, viết tắt là WDACL (World Day Against Child Labour) được tổ chức vào ngày 12 tháng 6 hàng năm.

Ngày Thế giới chống Lao động Trẻ em được thành lập bởi Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vào năm 2002 và đã được Liên Hợp Quốc công nhận. Mục tiêu chính của ngày này là tăng cường nhận thức và khuyến nghị các biện pháp hành động nhằm ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em.

Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy? Quy định như thế nào về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em?

Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy? Quy định như thế nào về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em? (Hình từ Internet)

Quy định về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em như thế nào?

Tại Điều 26 Luật Trẻ em 2016 có quy định về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em như sau:

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Như vậy, trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

Ngoài ra trẻ em có quyền không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều kiện sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi làm việc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc như sau:

- Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

- Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.

- Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019.

- Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động 2019Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

- Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là công việc có trong danh mục quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH;

+ Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

- Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

Giao kết hợp đồng lao động để sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi làm việc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH thì giao kết hợp đồng lao động để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc như sau:

- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động 2019 và đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

+ Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

- Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải có các nội dung theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và các nội dung sau:

+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại (nếu có); số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi;

+ Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình;

+ Việc bảo đảm điều kiện học tập.

- Hợp đồng lao động đối với người chưa đủ 13 tuổi chỉ có hiệu lực sau khi có văn bản đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Lao động trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lao động trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động trẻ em là gì? Sử dụng lao động trẻ em là gì? Tuyển dụng lao động trẻ em dưới 13 tuổi làm việc được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em là ngày mấy? Quy định như thế nào về quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động của trẻ em?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động trẻ em
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
690 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào