3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 là gì?

Tôi có thắc mắc: 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 là gì? (Câu hỏi của chị Quế Anh - Hòa Bình)

3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định về nội dung đánh giá như sau:

Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.

Như vậy, 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 cụ thể là:

- 3 năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.

- 4 phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.

3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 là gì?

3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 là gì? (Hình từ Internet)

Đánh giá thường xuyên với học sinh tiểu học là đánh giá ra sao?

Theo quy định Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đánh giá thương xuyên với học sinh tiểu học là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục.

Mặt khác, đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

[1] Đánh giá thường xuyên về học tập:

- Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;

- Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

[2] Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:

- Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;

- Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;

- Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”

Đánh giá định kì về học tập đối với học sinh tiểu học được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đánh giá định kì về học tập đối với học sinh tiểu học được thực hiện như sau:

[1] Vào giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

[2] Vào cuối học kì 1 và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì.

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì 2 và giữa học kì 2.

[3] Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;

- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;

- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;

[4] Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì 1 và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

Trân trọng!

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp Trung ương năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy khen học sinh giỏi thcs mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh giỏi cần bao nhiêu điểm? Cách tính điểm học sinh giỏi các cấp đơn giản nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xếp loại học lực cấp 2 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xếp loại học sinh THCS mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh THPT xếp loại nào thì được nhận giấy khen năm 2023-2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương tải về miễn phí mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm học 2024-2025 học sinh trung học được đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo Thông tư nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh Tiểu học có bị xét ở lại lớp không? Trách nhiệm của giáo viên trong công tác đánh giá học sinh Tiểu học gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn học sinh giỏi cấp 2 mới nhất năm 2024? Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS theo Thông tư 22 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Dương Thanh Trúc
1,458 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào