Tài sản chìm đắm là gì? Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam?

Xin cho tôi hỏi: Tài sản chìm đắm là gì, chủ sở hữu bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam khi nào? (Câu hỏi từ anh Dũng - Cà Mau).

Tài sản chìm đắm là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về tài sản chìm đắm như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản chìm đắm bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.
...

Như vậy, tài sản chìm đắm là các loại tài sản bị chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam. Tài sản chìm đắm bao gồm tàu thuyền, hàng hóa hay các vật thể khác.

Tài sản chìm đắm là gì? Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam?

Tài sản chìm đắm là gì? Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như sau:

Điều 6. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
1. Đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong các trường hợp quy định tại Điều 281 của Bộ luật hàng hải Việt Nam. Các Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 284 của Bộ luật hàng hải Việt Nam có trách nhiệm công bố mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm thuộc thẩm quyền xử lý của mình.
...

Dẫn chiếu Điều 281 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các trường hợp bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như sau:

Điều 281. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong trường hợp không thông báo hoặc không trục vớt tài sản trong thời hạn quy định tại Điều 278 và Điều 279 của Bộ luật này và tài sản chìm đắm đó đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định việc xử lý tài sản chìm đắm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm gây nguy hiểm bị mất quyền sở hữu quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam.

Như vậy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam nếu không thông báo hoặc không thực hiện trục vớt tài sản trong thời hạn quy định kể từ ngày tài sản bị chìm đắm. Trong trường hợp này, tài sản chìm đắm đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.

Chi phí trục vớt tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam do ai chi trả?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về chi phí trục vớt tài sản chìm đắm như sau:

Điều 5. Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
...

Như vậy, chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ tổ chức trục vớt và là người chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam

Trong trường hợp tài sản chìm đắm được chuyên chở trên tàu thuyền thì chủ tàu thuyền có nghĩa vụ tổ chức trục vớt và chịu các chi phí liên quan. Người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.

Trân trọng!

Tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Không trả lại tiền do chủ sở hữu chuyển nhầm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải đăng ký tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không kê khai tài sản trung thực, công chức có bị bãi nhiệm chức vụ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/8/2024, tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị thu hồi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục tài sản được tổng kiểm kê tại cơ quan, tổ chức do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng vay tài sản là gì? Mẫu hợp đồng vay tài sản mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản
Trần Thị Ngọc Huyền
652 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào